Blog

Chó mẹ không biết nuôi con và những cách xử lý bạn cần biết

3053

Chó mẹ không biết nuôi con là vấn đề xuất hiện khá phổ biến, đặc biệt là những bé cún sinh con lần đầu. Lúc này, chủ nhân cần xử lý như thế nào?

Vì sao chó mẹ không biết nuôi con?

Nhiều chó mẹ lần đầu mang thai sẽ không có kinh nghiệm chăm con
Nhiều chó mẹ lần đầu mang thai sẽ không có kinh nghiệm chăm con

Có thể chúng ta đã từng nghe đến câu “chăm con là bản năng”. Điều này không chỉ nói riêng cho con người mà tất cả các loài động vật cũng vậy. Tuy nhiên, vì sao chí mẹ không biết nuôi con? Điều này thực tế hoàn toàn tồn tại.

Tình trạng này thường xảy ra với những bé cún lần đầu tiên sinh con, làm mẹ. Cũng có một số giải thích rằng việc phối giống cho cún ngay từ kỳ động dục đầu tiên cũng có thể khiến bé không biết nuôi con. Lúc này, chó mẹ chưa thuần thục về cơ thể, tuổi đời còn nhỏ, thiếu kinh nghiệm cũng như những phản xạ khi nuôi chó con.

Không chỉ chó mẹ không biết nuôi con, nhiều trường hợp đáng tiếc hơn đã xảy ra như: chó mẹ không cho con bú, chó mẹ cắn chết chó con, chó mẹ không lại gần chó con,…

Đứng trước những vấn đề này, chủ nhân trực tiếp chỉ dẫn và chăm sóc cho chó con là cách xử lý tốt và phù hợp nhất. Vậy, những điểm cần lưu ý khi chăm chó con là gì? Hãy cùng Chocanh tìm hiểu thông tin ngay sau đây nhé!

Hướng dẫn cách chăm sóc cho chó con?

Theo các chuyên gia thú y chia sẻ, nếu chó mẹ không biết nuôi con thì chủ nhân cần đặc biệt chú ý về nguồn thức ăn, vệ sinh và môi trường sống cho chó con. Sau một thời gian, một số chó mẹ dần làm quen, thích nghi và bản năng chăm con sẽ được khơi dậy.

Chuẩn bị chỗ ở phù hợp nhất cho chó con

Lựa chọn nơi thoáng mát, độ ẩm phù hợp cho cún con 
Lựa chọn nơi thoáng mát, độ ẩm phù hợp cho cún con

Ngay sau khi ra đời, chó con thay đổi môi trường sống và chịu tác động mạnh mẽ từ những yếu tố mới lạ từ môi trường. Chúng ta có thể kể đến nhiệt độ, độ ẩm, nguồn dinh dưỡng,… Chính vì vậy, chuẩn bị môi trường sống phù hợp cho cún con là điều vô cùng cần thiết.

Trong điều kiện thời tiết quá nắng nóng, hãy chọn đặt ổ cho cún ở nơi thoáng mát, sạch sẽ và đặc biệt là mát mẻ. Không nên cho cún nằm trực tiếp lên mặt đất mà cần có lớp vải, bông hay xốp ngăn cách. Chó con chưa mở mắt sẽ dễ trườn bò đi nhiều nơi mà không biết cách tìm về. Chình vì vậy, thành ổ cao để ngăn chặn chúng bò ra ngoài là điều cần thiết.

Nếu nhiệt độ môi trường thấp, đặc biệt là vào mùa đông thì việc giữ ấm và duy trì nhiệt độ ổn định là rất cần thiết. Ngoài việc lót ổ mềm, ấm áp, nếu chó mẹ không biết cách nuôi con, không ngủ cùng chúng thì trang bị thêm hệ thống sưởi là phù hợp nhất.

Cách cho cún con bú sữa và ăn thức ăn

Bạn nên vắt sữa chó mẹ cho cún con bú bình nếu chó mẹ không biết cho con bú
Bạn nên vắt sữa chó mẹ cho cún con bú bình nếu chó mẹ không biết cho con bú

Có thể nhiều chó mẹ sẽ không biết cách cho con bú sữa. Lúc này, sự giúp đỡ của chủ nhân là cách xử lý tốt nhất. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho cún con. Chính vì vậy, cần lập tức cho chó con uống sữa ngay sau khi sinh ra, ít nhất là đến 24 giờ sau đó. 

Bạn có thể tìm cách chỉ dẫn, hướng dẫn cho chó mẹ lại gần và cho con bú. Có thể sau một thời gian chó mẹ sẽ quen và phát huy bản năng của mình. Trong trường hợp chó mẹ không chịu cho con bú, bạn cần phải vắt sữa riêng, cho vào bình để đút cho những bé cún này.

Bổ sung nguồn dinh dưỡng khác cho chó con

Bạn có thể kết hợp chăm sóc chó con mới sinh bằng nguồn dinh dưỡng khác ngoài sữa mẹ. Chẳng hạn như các loại sữa chuyên dành cho chúng theo tư vấn của các chuyên gia thú y.

  • Khi cún sinh được 5 – 10 ngày, bạn có thể cho cún sử dụng thêm sữa hâm nóng. Lúc đầu là bú bằng núm vú giả sao su, sau đó có thể đút bằng thìa, muỗng, lớn hơn nữa là dùng khay đựng để chúng tự liếm. Lượng sữa phù hợp từ 100 – 200ml/ngày.
  • Đến khoảng 15 ngày tuổi, bạn chó cún ăn thêm cháo sữa chó thịt bằm. Mỗi ngày dùng từ 1 – 2 bữa.
  • Đến 21 ngày tuổi, chó con có thể ăn cháo nấu nhừ, trộn với thịt nạc băm. Mỗi ngày cho cún ăn khoảng 2 bữa. Bạn có thể tăng hoặc giảm lượng thịt sao cho phù hợp.
  • Từ ngày thứ 30 trở đi, bổ sung thêm chất xơ, rau củ quả, vitamin A, D cho cún.

Tiêm phòng cho chó con sau sinh

Lưu ý các mốc thời gian quan trọng để tiêm phòng cho cún con
Lưu ý các mốc thời gian quan trọng để tiêm phòng cho cún con

Bình thường, khi chó con mới sinh, chó mẹ sẽ lập tức liếm láp, làm khô cho cún. Tuy nhiên với những chó mẹ không biết nuôi con thì sao? bạn hãy là người thay chúng lau khô cơ thể chó con.

Ngoài ra, nhiều cún con có hiện tượng chết giả, không thở hay không kêu sau khi sinh. Lúc này, bạn hãy bình tĩnh hướng đầu chó con xuống dưới, dùng ống hút hết phần dịch bên trong mũi ra và lau sạch. Thực hiện ấn nhẹ thành ngực 3 – 4 lần, chó con sẽ thở bình thường trở lại.

Đến tuần thứ 3 sau sinh, hãy đưa cún con đến phòng khám thú y để kiểm tra. Đến tuần thứ 4 – 6, hãy tiêm phòng cho chó con. Lưu ý đảm bảo những yếu tố an toàn khi di chuyển như: Không rung lắc mạnh, hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời,…

Trên đây là những thông tin và cách chăm sóc các bé cún mới sinh. Việc chó mẹ không biết nuôi con là điều khá phổ biến. Bạn hãy kiên nhẫn chỉ dẫn cho chó mẹ, đồng thời hỗ trợ chăm sóc chó con để đảm bảo phát triển tốt nhất.

0 ( 0 bình chọn )

Blog Chó Cảnh

https://chocanh.vn
Chocanh.vn cung cấp các thông tin liên quan tới các giống chó cảnh trên thế giới. Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc, nhân giống của các giống chó nói chung. Kênh thông tin hữu ích dành cho ai đam mê cún cưng

Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm