Blog

Cách Làm Chuồng Nuôi Chó Thịt Tiết Kiệm Chi Phí

5809

Cách làm chuồng nuôi chó thịt không khó nhưng khá tốn chi phí. Bắt buộc chúng ta phải sử dụng các loại chuồng kiên cố nếu không chúng sẽ phá rào và chạy mất. Khi đã mất một con thì coi như là nuôi công cốc rồi. Vì thế hãy tính toán thật kỹ để đem lại hiệu quả nhất cho mô hình nuôi chó thịt nhé.

Vật liệu sử dụng

Để tiết kiệm chi phí chúng ta sẽ sử dụng cột bê tông, lưới B40, mái tôn bô lô và các loại lá khác để làm mát. Như vậy sẽ tiết kiệm tối đa chi phí, độ bền cao, đảm bảo sự thông thoáng đáng kể khi sử dụng.

Chuồng nuôi chó thịt tham khảo.
Chuồng nuôi chó thịt tham khảo.

Tiêu chí chuồng nuôi chó thịt

Dưới đây là các tiêu chí bắt buộc dành cho khu vực nuôi nhốt. Vừa để thông thoáng vừa giảm thiểu các loại bệnh tật khiến chó bị ốm hoặc chết.

Độ thông thoáng

Tạo nên sự thoải mái cho chó, đảm bảo không bị stress trong quá trình nuôi nhốt. Ngoài ra chúng ta cũng có thể theo dõi chúng từ xa hoặc qua hệ thống camera giám sát. Hơn nữa càng nâng cao sự thông thoáng càng tiết kiệm chi phí vật liệu.

Sạch sẽ tránh mầm bệnh

Chuồng nuôi chó cần sạch sẽ hạn chế ẩm mốc. Đây là cơ sở để loại bỏ các loại bệnh ngoài da của chó như ghẻ máu, viêm da các kiểu con đà điểu. Mùi phân nước tiểu của chó rất ghê nếu không dọn sạch thì ảnh hưởng tới người khác.

Khu vực chuồng nuôi chó thịt sạch sẽ tránh mầm bệnh.
Khu vực chuồng nuôi chó thịt sạch sẽ tránh mầm bệnh.

Tránh xa khu dân cư

Chuồng nuôi chó thịt cần đặt xa khu dân cư vì nuôi nhiều chó cực ồn và bẩn, mùi. Hơn nữa cũng tiềm ẩn nhiều mầm bệnh khác nhau. Hãy chủ động nuôi xa khu dân cư hoặc không muốn bị chính quyền can thiệp.

Độ chắc chắn cao nhất

Chó nuôi thịt khỏe và cuồng do nhốt trong chuồng nhiều. Vì thế cần làm cao, chắc chắn để hạn chế chúng đào bới chốn ra ngoài chơi. Sử dụng lưới b40, cột bê tông để làm chuồng nuôi thêm phần chắc chắn.

Thiết kế chuồng nuôi chó

Thật ra nói thiết kế thì hơi cao siêu nhưng hãy chia đơn giản thành từng khu vực riêng biệt để tiện chăm sóc, hạn chế mầm bệnh và dễ cho ăn. Chúng ta cần đảm bảo các khu vực sau.

Chia chuồng nuôi thành 3 loại chuồng

Chia làm 3 chuồng với chó con từ 1-2 tháng tuổi, chó từ 3-4 tháng tuổi và từ 4-6 tháng tuổi. Như vậy sẽ theo dõi được từng loại chó một cách cụ thể. Tránh hiện tượng tranh giành thức ăn và loại thức ăn không phù hợp. Với các dòng chó lớn nuôi dễ hơn, ngược lại các dòng chó nhỏ cần theo dõi kỹ hơn, loại thức ăn cũng khác do chúng khá non nớt.

Chuồng nuôi chó thịt tham khảo.
Chuồng nuôi chó thịt tham khảo.

Khu vực ăn uống, vận động

Có riêng khu vực cho ăn, khu vực vận động chung cho cả chuồng chó. Với việc ăn uống không ở trong khu vực chuồng nên dễ vệ sinh và làm sạch hơn. Chúng ta có thể quét dọn lau chùi không ảnh hưởng tới chó. Khu vực vận động mỗi ngày từ 30 phút cho tới 1h giúp chó hấp thụ canxi, tắm nắng, tránh stress luân phiên nhau.

Giao thông trong chuồng chó

Hệ thống giao thông thuận tiện đảm bảo người có thể tiện vệ sinh, theo dõi được. Thiết kế cửa vào khóa cẩn thận giữa các khu vực. Giữ an toàn cho chó cũng như hạn chế xổng mất đi tìm cũng ốm thời gian.

Tham khảo mẫu chuồng nuôi chó thịt tập trung.
Tham khảo mẫu chuồng nuôi chó thịt tập trung.

Hệ thống làm mát, giữ ấm

Chó cần làm mát khi nóng và giữ ấm khi lạnh. Về việc này thì có thể bổ xung thêm quạt hoặc hệ thống ổ ấm vào mùa đông. Sự thông thoáng càng cao càng giúp chúng ổn định và nhanh lớn hơn.

Cách làm chuồng nuôi chó thịt như thế nào?

Chúng ta có thể lựa chọn theo 2 cách một là làm từng chuồng nuôi riêng lẻ hoặc thành các chuồng lớn nuôi tập chung. Với cách 1 thì khá tốn diện tích và chi phí nếu nuôi số lượng nhiều. Cách 2 sẽ hiệu quả hơn và tận dụng được không gian hoặc sau này chuyển đổi mục đích sử dụng dễ hơn.

Tường gạch hoặc lưới b40

Với khu vực ăn ngủ tránh mưa nắng cần chắc chắn và kín thì sử dụng tường gạch được chia thành từng ô. Đi kèm với đó là hệ thống cửa sắt bằng lưới B40 kết hợp khung sắt kim loại. Khu vực ăn uống vui chơi thì có thể sử dụng cột bê tông hoặc tốt hơn hết là dùng inox vuông để làm một hệ thống khung. Vừa đẹp, vừa chắc chắn và đảm bảo sự thông thoáng.

Mái che bằng tôn hoặc pô lô xi măng

Mái che mưa nắng bằng mái tôn hoặc bô lô xi măng hiệu quả tốt vào mùa lạnh nhưng mùa nóng không ổn. Chó chịu nóng kém nên phải tìm cách giảm nhiệt. Nên phủ lên chúng các loại lá cọ, lá dừa để giảm nhiệt. Đi kèm với đó là hệ thống phun mưa vào tường giảm nhiệt độ.

Rào xung quanh chuồng nuôi chó sử dụng lưới B40
Rào xung quanh chuồng nuôi chó sử dụng lưới B40

Nền chuồng

Nên sử dụng nền chuồng xi măng nhẵn mịn vừa đảm bảo vệ sinh sạch sẽ vừa giúp giải quyết vấn đề chất bẩn. Chúng ta không nên để chó ngủ ngay trên sàn nền chuồng. Thay vào đó thiết kế các khay, thanh gỗ trên cao cách tầm 20-30 cm. Chúng vừa sạch sẽ, ít bị rụng lông và không bị ghẻ, bệnh ngoài da.

Cây xanh, bãi cát

Những cây xanh sẽ giảm thiểu cái oi nóng của mùa hè. Chúng cũng giúp khu vực chuồng nuôi chó thịt xanh tươi hơn. Đi kèm với cây xanh là hệ thống bãi cát, đất trống để chúng ngủ, phơi nắng, đùa nghịch. Một bãi cát rộng trung tâm hệ thống chuồng nuôi sẽ cực kỳ hiệu quả.

Hệ thống nước uống

Nước uống có thể bổ xung riêng cho từng khu vực. Chúng có thể uống bất cứ lúc nào nên thiết kế làm sao cấp nước đầy đủ cùng 1 lúc cho tất cả hệ thống chuồng. Nên thay mới mỗi ngày để tránh các vi khuẩn gây bệnh cho chó nhé.

Với những chia sẻ của Chocanh.vn khách hàng đã nắm được cách làm chuồng nuôi chó thịt. Chi phí để đầu tư chuồng nuôi tùy theo diện tích và quy mô của mô hình. Với các sản phẩm lười B40 có thể đi mua thanh lý với giá khá rẻ. Còn các loại inox hộp thì chúng ta có thể tìm mua thanh lý tại các vườn lan. Nếu cần thêm sự trợ giúp liên hệ ngay với Chocanh.vn nhé!

3 ( 2 bình chọn )

Blog Chó Cảnh

https://chocanh.vn
Chocanh.vn cung cấp các thông tin liên quan tới các giống chó cảnh trên thế giới. Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc, nhân giống của các giống chó nói chung. Kênh thông tin hữu ích dành cho ai đam mê cún cưng

Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm