Bệnh Thường Gặp

Chó Không Sủa Nguyên Nhân Là Gì Liệu Có Bị Câm?

12579

Thông thường, khi nhà có người lạ, các chú chó sẽ sủa như một cách để báo cho chủ nhà biết có sự xuất hiện của người lạ. Thế nhưng một số chú chó không sủa lại khác. Chúng ít sủa hoặc thậm chí là không sủa kể cả khi có người lạ vào nhà hay thậm chí là đến gần chúng. Một số người nghĩ rằng có thể những chú chó này hơi “ngốc” một chút xíu nên vẫn coi đó là việc bình thường. Vậy có thật là chúng không được tinh khôn cho lắm, hay là chúng có đang gặp phải vấn đề gì không? Hãy cùng nhau tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay nhé.

Chó mấy tháng sẽ biết sủa?

Những chú chó có nằm trong giai đoạn từ sơ sinh cho đến khi được 2 tuổi sẽ được gọi là chó con. Trong 2 năm đầu đời này, các chú chó sẽ lần lượt trải qua các giai đoạn phát triển của mình từ sơ sinh, sau đó là chuyển tiếp, rồi bắt đầu hòa nhập, kế đến là phân cấp, và cuối cùng là chuyển sang giai đoạn vị thành niên.

Nguyên nhân khiến chó sủa nhiều không ngừng

Vào tầm tuần thứ 7 hoặc 8, những chú chó con sẽ kêu những tiếng đầu tiên, những âm thanh lúc này nghe mới chỉ giống như những tiêng rên rỉ và càu nhàu. Sau đó, dần dần chúng sẽ tập luyện và phát triển dần thành những tiếng kêu, rồi thành tiếng sủa. Tuy nhiên cũng có một số chú chó con phải chờ đến tuần thứ 16 thì mới bắt đầu sủa. Điều này cũng hết sức bình thường bởi nó cũng giống như các em bé vậy, sẽ có bé biết nói rất sớm, một số bé khác thì sẽ chậm hơn chút.

Tại sao chó không chịu sủa?

Việc này có có thể nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả yếu tố khách quan và chủ quan.

  • Quen thuộc với việc người lạ ra vào liên tục nên không sủa nữa: Một số gia đình làm buôn bán, kinh doanh sẽ có lượng người lạ ra vào thường xuyên, liên tục. Ban đầu, những chú chó này sẽ vẫn sủa, nhưng khi có quá nhiều người ra vào, cộng với việc nếu có sủa thì chủ nhà cũng ra hiệu không cần sủa nữa, dẫn đến chúng bị lầm rằng đây là việc hết sức bình thường, nên sẽ không sủa để cảnh báo nữa.
  • Có thể chúng đang gặp vấn đề về sức khỏe: Nếu như chú chó này đang sủa bình thường mọi ngày, nhưng đột nhiên hôm nay lại nằm im, thậm chí có người lạ vào cũng không sủa thì rất có thể chúng đang gặp vấn đề về sức khỏe. Bạn có thể thử kiểm tra xem cổ họng chúng có vấn đề gì không, chúng có bị đau đơn hay vấn đề gì về tiêu hóa hay không để có thể kịp thời chữa trị cho chúng nhé.
  • Chó chó này có tích cách ít nói: Thật ra cũng giống như con người chúng ta mà thôi, có người ít nói, có người thì lại nói nhiều. Chó không thể nói, thay vào đó chúng thể hiện bằng tiếng sủa. Có những chú chó “hướng ngoại” rất năng nổ, luôn vui tươi và rất hay sủa. Bên cạnh có cũng không ít những chú chó lại có tính cách “hướng nội” nên thường sẽ ít sủa hơn. Điều này là rất bình thường, chỉ đơn giản đây là tính cách của chú chứ không có vấn đề gì về sức khỏe cả.

Chó không biết sủa phải làm sao?

Để cải thiện khả năng giao tiếp giữa chúng ta với những chú cún của mình cũng như để có thể bảo vệ nhà tốt hơn, chúng ta nên huấn luyện lại chúng để cải thiện tình trạng này. Các bạn có thể tham khảo một số giải pháp như sau:

  • Nguyên nhân sức khỏe: Bạn nên sớm can thiệp các biện pháp y tế hoặc nhờ đến sự tư vấn của các bác sỹ thú y để có thể đảm bảo sức khỏe cho chú chó của mình, giúp chúng sớm khỏe mạnh lại cũng như hồi phục lại tâm lý vui tươi, mạnh khỏe nhé.
  • Những trường hợp còn lại: Chúng ta cần có những biện pháp huấn luyện phù hợp để giúp chúng có thể sớm nhận biết lại được người lạ cũng như cảnh báo các nguy hiểm khi cần thiết cho chủ của mình.

Bước 1: Cần lựa chọn, xác định kỹ lưỡng các từ khóa sẽ sử dụng trong quá trình huấn luyện: Bởi để tránh giảm hiệu quả của quá trình huấn luyện chúng ta không nên thay đổi những từ khóa này.

Bước 2: Lựa chọn những tình huống thực tế để tập luyện: Cũng giống như trẻ em, chúng ta cần quan sát xem khi nào chú chó nhà mình hay sủa nhất để tạo ra những tình huống tương tự, từ đó kích thích chúng sủa.

Bước 3: Tán thưởng mỗi khi chó sủa đúng: Như một cách để thể hiện rằng chú chó đã làm đúng cũng như một sự khen thưởng cho thành quả mà chú đã làm được, các bạn hãy thưởng một món ăn hay trò chơi yêu thích nào đó cho chúng nhé.

TOP Giống chó không sủa tham khảo

Ngoài những nguyên nhân như đã nêu ở trên thì cũng có một số giống chó không sủa hoặc sủa rất ít. Đây là đặc tính của chúng chứ không phải là chúng có bất cứ vấn đề gì. Vì vậy nếu bạn nào ở chung cư mà muốn nuôi chó nhưng lại sợ chúng sủa ầm ĩ gây ảnh hưởng đến mọi người thì có thể tham khảo một số giống chó này nhé:

  • Loài chó Pug
  • Giống chó Chihuahua
  • Loài chó Poodle
  • Giống cho Bulldog
  • Loài chó Maltese
  • Loài chó Shih Tzu…

Với những chia sẻ của chúng tôi hy vọng rằng anh em đam mê chó đã biết vì sao chó không sủa. Khi chúng không biết sủa thì phải làm gì với những con chó này. Nếu muốn nuôi các loại chó không sủa thì hãy tham khảo danh sách được Chó Cảnh VN đưa ra nhé!

5 ( 1 bình chọn )

Blog Chó Cảnh

https://chocanh.vn
Chocanh.vn cung cấp các thông tin liên quan tới các giống chó cảnh trên thế giới. Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc, nhân giống của các giống chó nói chung. Kênh thông tin hữu ích dành cho ai đam mê cún cưng

Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm