Cách nhốt chó không kêu là một trong những điều bạn cần lưu ý khi huấn luyện cún yêu. Cùng Chocanh tìm hiểu chi tiết trong bài viết hôm nay nhé!
Có nên nhốt chó vào chuồng hay không?
Rất nhiều chủ nhân thắc mắc rằng có nên nhốt những bé cún của mình vào chuồng hay không? Bản chất, chó là loài động vật hoang dã. Tính cách của chúng khá năng động, thích được chạy nhảy, vui đùa. Chính vì vậy, việc nhốt chó vào chuồng, phòng hay bất cứ không gian giới hạn nào đều gây ảnh hưởng đến tâm lý cũng như hoạt động của thú cưng.
Tuy nhiên, chúng ta phải khẳng định rằng trong nhiều trường hợp bắt buộc, việc nhốt chún yêu là điều không thể không thực hiện. Điều này vì mục đích đảm bảo an toàn cho chính cún cũng như các đồ vật, con người xung quanh khi chủ không bên cạnh.
Lúc này, chủ nhân cần biết cách nhốt chó không kêu, không cắn phá hay bị ảnh hưởng quá nhiều đến tâm lý. Chúng cần có không gian riêng như thế nào? Đặt những món đồ gì bên trong chuồng? Chủ nhân nên quan tâm chúng ra sao? Hãy theo dõi phần tiếp theo của bài viết để có được câu trả lời chi tiết nhất nhé!
Cách nhốt chó không kêu?
Xuất phát từ lý do hầu hết các chú chó không thích mình bị nhốt lại. Tuy nhiên, trước yêu cầu bắt buộc, chủ nhân cần thực hiện điều này như thế nào? Cách nhốt chó không kêu? Dưới đây là những điều bạn nên làm.
Chủ động giới thiệu với cún yêu về chiếc chuồng mới
Điều tồi tệ mà không bất cứ chú cún nào thích chính là chúng bị nhốt vào một căn phòng hay chiếc chuồng nhỏ hẹp, bí bách và hoàn toàn xa lạ. Bạn thường mua chuồng vào những ngày cần nhất và ép chú chó của mình vào trong ngay sau đó. Điều này khiến chúng cảm thấy xa lạ, sợ sệt, thậm chí là đang bị mắc kẹt.
Thay vào đó, chủ nhân nên để cho chú chó của mình làm quen từ trước. Bạn hãy mua chuồng và để vào trong không gian sống của cún, để chúng quan sát, nhận biết và tự động khám phá chuồng đó. Càng về sau, chúng càng cảm nhận sự quen thuộc và an toàn hơn. Thậm chí, nhiều bé cún còn chủ động tiếp cận và sử dụng chiếc chuồng đó trước khi bạn cần thiết điều đó.
Sử dụng chuồng nhiều hơn trong các bữa ăn
Có thể nhiều bạn sẽ cho rằng cách này đang “dụ” những chú cún của mình. Trên thực tế, lúc ăn là lúc các chú chó mất đề phòng và chịu hợp tác nhất. Bạn có thể chọn cách dùng thức ăn để tập cho cún vào chuồng, ở lại lâu hơn trong chuồng hay cảm giác yên tâm hơn.
Có thể ban đầu, một số bé cún còn cảm nhận thấy sự nguy hiểm nên đề phòng. Một số khác chọn cách không vào ăn thức ăn ngay cả khi đã tới bữa ăn của chúng. Tuy nhiên, đa phần khi bạn lặp đi lặp lại điều này nhiều lần, chúng sẽ dần quen và không còn thấy sợ sệt.
Đóng cửa chuồng
Một trong những giai đoạn phát triển của quá trình làm quen cho thú cưng cách nhốt chó không kêu chính là đóng cửa chuồng. Thời gian đầu, bạn có thể chọn cách mở cửa chuồng để tạo sự tin tưởng, yên tâm. Thời gian sau, khi chó của bạn đã bắt đầu làm quen thì hãy đóng cửa chuồng.
Tuy nhiên, bạn nên trực tiếp quan sát chú cún. Ngay sau khi cún ăn xong hay mở cửa lập tức cho chúng. Từ lần đầu tiên đến những lần tiếp theo, có thể gia tăng thời gian mở cửa them 1 – 2 phút. Sau nhiều lần làm quen, cún yêu của bạn sẽ dần chấp nhận và không bị cảm giác mất an toàn.
Rất khó tránh khỏi việc cún của bạn không rên rỉ hay cào cắn chuồng ở giai đoạn tập luyện. nếu điều này xảy ra, hãy mở cửa ngay lập tức cho chúng. Tuy nhiên, nếu chúng tiếp tục kêu, rên một lần nữa, hãy tập cho chúng thói quen này. Bạn nên chờ cho đến khi chó không còn rên nữa hãy mở cửa.
Tăng lượng thời gian ở trong chuồng
Một khi cún cưng của bạn đã học được cách im lặng khi ở trong chuồng. Chúng không còn dấu hiệu bị căng thẳng, sợ sệt, bạn hãy tăng mức thời gian ở lại trong chuồng. Bạn có thể sử dụng các món đồ chơi mà cún yêu thích, khuyến khích cún ở lại trong chuồng và đóng cửa.
Hãy chủ động theo dõi diễn biến, tâm lý của cún trong 1, 2 phút. Tiếp đến bạn nên rời khỏi tầm quan sát của bé cún để chúng làm quen với việc ở trong chuồng một mình. Ngay cả khi bạn đã quay lại, cũng không nên mở chuồng ngay lập tức. Thay vào đó, bạn có thể bỏ lơ cún, hoặc ngồi chơi với cún từ bên ngoài rồi mới mở cửa.
Càng về sau, cún dần dần làm quen và thực sự thoải mái. Lúc này, chúng nhận biết được chuồng là không gian của chúng. Môi khi chủ nhân cho chúng vào chuồng, chúng cần hiểu được chúng không được kêu la hay làm phiền.
Thực tế cách nhốt chó không kêu đều bắt đầu bằng sự tập luyện, làm quen. Gần như không có bất cứ bé cún nào ngay từ đầu đã cảm thấy thoải mái khi bị nhốt lại. Chúng có thể không kêu, nhưng tâm lý lại đang rất sợ hãi. Bạn đã tập cho bé cún cách nhốt vào chuồng mà không kêu rên hay khó chịu, hãy thực hiện ngay từ hôm nay nhé!
Ý kiến bạn đọc (0)