Cách tiêm chó tại nhà không khó nhưng không nên lạm dụng. Bởi chúng ta cần những người được đào tạo kỹ càng để làm những điều này. Họ là những bác sỹ thú y hoặc nhân viên thú y được đào tạo bài bản cho những công việc này. Khi đó sẽ hạn chế tối đa khi tiêm chó hoặc những công việc khám chữa bệnh khác. Chúng ta chỉ nên tự tiêm chó tại nhà với những bệnh cơ bản hoặc cấp bách khi chúng liên quan tới sức khỏe của cún. Còn nếu trong trường hợp bình thường thì tốt nhất nên mang tới những cơ sở bác sỹ thú y để được sự trợ giúp tốt nhất. Bài viết dưới đây xin được chia sẻ 5 bước tiêm chó tại nhà đơn giản cho ai muốn tìm hiểu.
- 3 Cách Cho Chó Uống Thuốc Dễ Đảm Bảo An Toàn
- Tìm Hiểu Chó Con Có Bị Dại Không?
- Chó Không Chịu Ăn Chỉ Uống Nước Phải Làm Sao?
Cách tiêm chó tại nhà như thế nào?
Những bước đơn giản dưới đây ai cũng có thể làm được khi bạo tay và tốt hơn hết là có 1 người trợ giúp nhé. Đừng quên cẩn thận với các biện pháp bảo vệ an toàn cho bản thân mình.
Cố định giữ yên chó
Sẽ là rất khó nếu như chó cứ dãy dụa khi tiêm. Khi đó có thể tiêm sai kỹ thuật hoặc gãy kim, thiếu thuốc. Vì thế chúng ta cần phải cố định và giữ yên chó để đảm bảo dễ dàng tiêm cho cún. Tốt hơn hết là chúng ta cần phải có 1 người giữ với tay khỏe lực khỏe. Không thể thiếu được đó là các biện pháp bảo vệ đi kèm với bao tay cao su, rọ mõm để đề phòng chó cắn.
Cho chó nằm úp 1 tay giữ đầu chó không cho chúng nhìn khi tiêm, tay còn lại giữ các chân của chó để tránh chúng dãy dụa. Việc này cũng đảm bảo an toàn cho người tiêm khi không bị chó đau quá mà cắn lại.
Chọn loại kim tiêm phù hợp
Với từng loại thuốc và lứa tuổi chó mà chọn loại kim tiêm tương ứng. Nếu chó nhỏ chúng ta dùng loại nhỏ, ngược lại với những chú chó lớn hơn thì cần sử dụng loại kim tiêm lớn hơn. Chó dưới 2kg thì chúng ta dùng loại kim tiêm dưới 2cc còn lớn hơn 2kg thì chúng ta dùng loại 1-3cc là phù hợp.
Việc chọn kim tiêm còn phải theo liều lượng thuốc. Ví dụ loại 1cc thì chúng ta tiêm tối đa được 1cc mà thôi. Nếu trên liều lượng này bắt buộc phải dùng loại xi lanh kim tiêm to hơn để đảm bảo quá trình tiêm cho chó không bị gián đoạn và thực hiện nhiều lần.
Sát trùng dụng cụ
Chúng ta cần phải học cách tiêm chó để sử dụng trong những dịp cần thiết. Trong đó sử dụng nước nóng hoặc cồn để sát trùng dụng cụ. Đổ nước sôi nóng ra bát và ngâm kim tiêm vào ngay cả khi đó là mũi kim tiêm mới. Có như vậy mới đảm bảo được sự an toàn không lây lan bệnh tật. Nên nhớ các loại kim tiêm, xi lanh nên chỉ dùng 1 lần. Không nên quá tiết kiệm mà thực hiện tiêm nhiều lần ở nhiều khoảng thời gian khác nhau.
Lấy thuốc vào xi lanh
Chúng ta dốc ngược lọ thuốc và tiến hành lấy thuốc như trong hình minh họa. Lý do dốc ngược khá đơn giản giúp chúng ta tay có lực hơn thay vì để theo hướng bình thường. Chú ý chúng ta lấy thuốc đúng liều lượng theo hướng dẫn ghi trên bao bì thuốc. Tránh việc lấy thiếu hoặc quá nhiều không khí vào bên trong xi lanh. Hoặc có thể làm bất cứ cách nào mà bạn cảm thấy thoải mái nhất.
Yêu cầu khi thực hiện nhanh gọn và dứt khoát. Khi lấy ra phải tiêm luôn chứ không được để lâu. Một số loại vắc xin để lâu sẽ mất đi tác dụng thậm chí chúng còn có thể là nguồn lây nhiễm bệnh cho chính cún của chúng ta.
Chọn vị trí tiêm phù hợp
Tùy từng loại thuốc và kỹ thuật tiêm sẽ có những vị trí tiêm tương ứng. Chúng ta có thể lựa chọn tiêm dưới da, tiêm vào bắp hoặc tiêm ven cho cún của mình. Đừng quên trước khi tiêm cần loại bỏ hết không khí trong si lanh bằng cách dốc ngược xi lanh lên và bóp cho tới khi chỉ còn thuốc bên trong. Khi đã biết cách tiêm cho chó bằng cách tiêm vài lần thì mọi thứ trở nên đơn giản.
- Tiêm dưới da được nhiều người sử dụng nhất. Bởi chúng là kỹ thuật dễ và không gây đau đớn nhiều cho cún của mình. Vị trí tiêm dưới da có thể là phần hông hoặc khu vực cạnh xương sống lưng. Chúng ta tiến hành kéo lớp da lên và đặt mũi kim tiêm ngửa lên trời với 1 góc 45 độ. Với góc độ này có thể để kim tiêm xuyên vào lớp da nhanh, dễ nhẹ nhàng mà không gặp vấn đề gì.
- Tiêm bắp khó hơn đòi hỏi kỹ thuật cao hơn. Bởi đâm kim vào bắp thịt chó sẽ đau và dãy dụa nếu không làm dứt khoát có thể gãy kim hoặc không bơm được thuốc. Tốt nhất nếu muốn tiêm thì cần phải bảo tay, nhanh và xác định vị trí tiêm chuẩn xác. Vị trí có thể tiêm là bắp chân hoặc 2 bên sống lưng đều được.
- Tiêm ven khó hơn nữa khi cần phải tiêm vào đúng vị trí tĩnh mạch. Tiêm ven đau đớn hơn nên cần kỹ thuật cao hơn. Nếu tiêm sai sẽ bị sưng phồng ven và gây đau đớn. Vì thế Chocanh.vn không khuyến khích khách hàng tiêm vào ven.
Tiêm cho chó cần chú ý điều gì?
Khi đã biết cách tiêm chó tại nhà thì chúng ta cũng cần phải chú ý những điều sau để đảm bảo an toàn.
- Thực hiện thao tác nhanh gọn dứt khoát.
- Tiêm ngay sau khi lấy thuốc, vắc xin để đảm bảo tác dụng tối đa của thuốc vắc xin.
- Lựa chọn kim tiêm phù hợp với từng loại thuốc.
- Thời điểm tiêm tốt nhất là cuối giờ chiều để giúp cún có thể nghỉ ngơi thư giãn tốt hơn.
- Mỗi lần tiêm xong cần gói lại cẩn thận và phân loại rác phù hợp. Mỗi loại thuốc chỉ nên dùng 1 loại kim tiêm và xi lanh duy nhất sau đó bỏ.
- Sử dụng các loại thuốc sát trùng cần thiết để đảm bảo an toàn.
- Tiêm xong nên để cún vào nơi thông thoáng, mát mẻ và hạn chế vận động nhé.
Có nên tự tiêm cho chó tại nhà
Với bất cứ lý do nào chúng tôi đều khuyên khách hàng không nên tự tiêm cho chó tại nhà dù trước đó bạn đã biết cách tiêm chó. Đơn giản là chúng cần nhiều kỹ thuật cũng như trình độ để làm những việc này. Mặc dù chúng là những công việc đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được. Chưa kể thêm những điều cần thiết đi kèm với việc tiêm cho chó như điều kiện bảo vệ, độ an toàn, xác định bệnh…. Hãy để người có chuyên môn làm tốt công việc của mình nhé.
Với những chia sẻ của Chocanh.vn hy vọng những bạn nào nuôi chó đã biết cách tiêm chó tại nhà. Nên thực hiện cho những loại thuốc đơn giản và đã có kinh nghiệm tiêm chọc. Không nên lấy cún cưng của mình ra để thực hiện nâng cao tay nghề hoặc nghịch ngợm. Nếu vẫn chưa biết cách hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất.
Ý kiến bạn đọc (0)