Cách nuôi chó con mới về nhà khá quan trọng khi quyết định sự thân thiện và sức khỏe của chó con. Hãy để cho chúng biết ai là chủ và tập làm quen với loại thức ăn mới từ phía chủ nuôi. Việc lạ nước lạ cái không chỉ khiến chó con nhút nhát mà chúng cũng có thể mắc phải 1 số bệnh nếu không biết cách vệ sinh làm sạch cơ bản. Dưới đây là những hướng dẫn của Chocanh.vn khi nuôi chó con mới mang về nhà.
- Lo Lắng Chó Con Cắn Có Sao Không?
- Cách Cứu Chó Con Sắp Chết Còn Nước Còn Tát
- Tìm Hiểu Chó Con Có Bị Dại Không?
- Tìm Hiểu Chó Con Bao Nhiêu Ngày Mở Mắt?
- Chó Con Ăn Gì Khỏe Mạnh Ít Bị Tiêu Chảy Đi Ngoài?
Cách nuôi chó con mới về nhà
Cả môi trường sống, hệ thống chuồng trại và ăn uống cũng phải chuẩn bị kỹ càng. Từ đó có thể tạo nên sự thoải mái đáng kể nhất cho cún con gia đình mình.
Vệ sinh toàn bộ khu vực nuôi
Dù trước đó đã nuôi chó hay chưa nuôi thì cũng nên vệ sinh để tránh các mầm bệnh trong môi trường không khí. Bởi chó con khá nhậy cảm với những yếu tố này và chưa thể có hệ thống miễn dịch cần thiết. Chúng ta nên vệ sinh, tiệt trùng khu vực nuôi nhốt để đảm bảo các mầm bệnh đã được xử lý.
- Rắc vôi bột xung quanh khu vực chuồng nuôi trước khi đón chó về tầm 4-5 ngày. Sau khó đó dọn và rửa sạch các loại vôi bột này.
- Quét sạch loại bỏ hệ thống lông, nước thải, phân của những con chó trước. Đặc biệt các khu vực chứa các chất thải của chúng cũng cần phải rắc vôi bột triệt để.
- Hệ thống chuồng nuôi sử dụng dung dịch nước vôi bột pha và phun kỹ vào vì đây là nơi các mầm bệnh phát triển nhiều nhất.
Chuẩn bị đồ dùng mới
Những đồ dùng này tốt nhất không nên dùng chung nhiều chó với nhau. Nhất là với chó con thì lại càng cẩn thận vì miễn dịch của chúng rất yếu. Nếu sử dụng chung thì mắc bệnh lúc nào cũng không hay. Đó có thể là những đồ vật làm bằng vải, ổ, nỉ, đệm, đồ chơi bông, vải… Chúng bao gồm các sợi vải nên dù có làm sạch kỹ càng như thế nào vẫn còn mầm bệnh. Nếu tiếc khi vứt đi thì giặt sạch và giữ lại để cho chó con chơi khi đạt khoảng từ 6-7 tháng tuổi. Tầm này chó đã khỏe khoắn hơn rất nhiều và ít những bệnh Care, Parvo…
Chọn khu vực nuôi nhốt yên tĩnh
Nên chọn 1 khu vực yên tĩnh để cho chó con có thể tập làm quen với môi trường mới. Hạn chế những âm thanh tiếng động lạ đột ngột có thể khiến chó con sợ. Nhất là nên tránh xa những con chó trưởng thành sẽ tạo nên tâm lý sợ hãi cho chó. Chúng ta nên để chúng tại đó trong khoảng từ 3-5 ngày để chúng quen dần với môi trường mới. Khi đã rạn người thì bắt đầu chuyển khu vực khác.
- Cần độ yên tĩnh cao để chó bớt sợ mà kêu nhiều.
- Nhiệt độ ổn định ấm áp thoải mái từ 28-32 độ là phù hợp.
- Sạch sẽ thông thoáng dễ vệ sinh và lau chùi.
Thức ăn cho chó con
Cách nuôi chó con mới về nhà mà nhiều người nhầm lẫn đó là cho ăn quá ngon. Dẫn tới cho không ăn quen và đi ngoài mắc bệnh đường ruột. Mặc dù chúng ăn rất ngon nhưng luôn tiềm ẩn nguy cơ bị đi ngoài do hệ tiêu hóa còn yếu ớt. Đây cũng là thời điểm cần phải tập thức ăn mới cho chó con để chúng làm quen dần.
Tốt nhất nên cho ăn giống với loại thức ăn mà chủ cũ đã cho ăn. Sau đó chúng ta sẽ thay đổi theo thực đơn của mỗi chủ nuôi khác nhau. Việc thay đổi này nên từ từ không nên quá đột suất khiến chó đi ngoài nhé. Còn nếu không theo được thức ăn chó cũ đã ăn thì cứ nấu cháo trắng an toàn cho chó. Có thể thêm 1 chút thịt nạc băm nhỏ vào là được.
Ngoài ra nếu muốn chó làm quen thức ăn hạt thì cũng có thể chọn những loại thức ăn hạt cho chó con nhé. Nên cho ăn từ từ đúng theo lượng tương ứng với trọng lượng của chó.
Nên chó ăn thành nhiều bữa nhỏ với lượng thức ăn vừa đủ. Không nên cho ăn nhiều quá vừa no vừa dễ bệnh hoặc thừa thức ăn sinh ra nhiều mầm bệnh cho đường tiêu hóa. Cứ để chúng ăn quen thức ăn từ 3-5 ngày rồi thay đổi dần theo độ tuổi.
Dụng cụ cho ăn cần phải làm sạch hằng ngày ngay khi cho ăn xong để tránh các mầm bệnh nguy hiểm. Nên sử dụng các dụng cụ cho ăn bằng kim loại sẽ dễ vệ sinh và độ bền cao hơn.
Tập làm quen với chó
Hãy để sự thân thiện của mình khiến chó cảm thấy yên tâm. Đó có thể là những âm thanh trìu mến đi kèm những cái vuốt ve khi cho ăn. Có như vậy thì chỉ sau khoảng 2-3 ngày chó bắt đầu quen chủ. Khi đó chúng ta bắt đầu tập làm quen, huấn luyện và chăm sóc chúng dễ hơn. Chó càng lớn thì càng khó thuần và làm quen. Lúc đấy lại cần rất nhiều kinh nghiệm từ phía người nuôi để làm quen với chúng.
Phòng bệnh
Cách nuôi chó con mới về nhà không đúng thì sẽ sinh ra bệnh tật cho cún cưng. Trong đó phổ biến nhất là bệnh đi ngoài, tiêu chảy, đường ruột do thức ăn, môi trường. Vì thế chúng ta cần phải quan tâm yếu tố này số một nhé. Nên cho 1 lượng nhỏ men tiêu hóa vào các loại thức ăn để tăng cường hệ tiêu hóa và đường ruột của chúng.
Với 1 số bệnh nguy hiểm khác như Care, Parvo… thì có thể chủ cũ đã chích ngừa nên không quá lo lắng. Mà khi mới mua về cũng không thể chích những bệnh này ngay được. Chúng cần sự ổn định từ 1-2 tuần mới bắt đầu tiêm.
Cách nuôi chó con mới về nhà cần chú ý điều gì?
Trên đây là những cách đơn giản giúp chủ nhân có thể chăm sóc những cún cưng nhỏ khi mới về nhà. Tuy nhiên vẫn còn đó là những vấn đề khác nhau mà chủ nhân không thể lường trước được. Những câu hỏi FAQ dưới đây chắc chắn là cần thiết cho anh em. Cũng giúp cún cưng khỏe manh hơn, cứng cáp hơn.
Chó con kêu nhiều
Không thể tránh khỏi khi chó con mới về nhà kêu nhiều. Do chúng chưa quen nhà nên việc kêu là hết sức bình thường. Ngoài ra cũng có thể do chúng nhớ mẹ nên kêu gọi mẹ. Việc chúng ta cần làm chính là xin chủ nhân cũ những miếng đệm, vải, quần áo của chó mẹ và lót thành ổ cho chó con. Như vậy sẽ giảm thiểu rất nhiều những tiếng kêu của cún.
Chú ý sổ tiêm của cún
Khi mua cún thì nên hỏi chủ cũ xem lịch tiêm như thế nào? Chúng đã tiêm được những mũi gì rồi? Với chó con thì có 2 mũi 5 bệnh, 7 bệnh để chủ nhân tiêm phòng tránh bệnh cho chó. Nếu không tiêm khả năng chó con oẳng là khá cao. Vì thế mà cần biết được đã tiêm hay chưa để có kế hoạch tiêm sau khi mua về.
Thường với chó cảnh, chó có giá trị thì sẽ tiêm đúng theo chỉ dẫn khi đạt từ 60-70 ngày tuổi. Còn nếu không chúng ta phải đợi chó quen với môi trường sau khoảng 1-2 tuần thì bắt đầu tiêm lại.
Chó con bỏ ăn
Việc chó bỏ ăn cũng là hết sức bình thường do quá sợ, chưa quen… Có 1001 lý do khiến chúng bỏ ăn nhưng cũng đừng quá lo lắng. Nếu thấy chó vẫn hoạt động vẫn hoạt bát thì việc chúng không ăn không quá đáng lo. Cứ cho 1 phần nhỏ vào nếu chúng ăn thì cho ăn thêm còn nếu chúng ngán ngẩm không ăn thì bỏ đi luôn đề phòng thức ăn bị hỏng.
Không nên cho ăn quá ngon
Hệ tiêu hóa của chó con chưa ổn định nên không nên cho ăn quá ngon. Đặc biệt là những loại thức ăn nhiều dưỡng chất như thịt cá trứng sữa… Chúng có thể làm hỏng hệ tiêu hóa của chó đấy nhé. Tốt nhất cứ cho ăn những loại thức ăn cơ bản bình thường như cháo trắng, cháo ít thịt. Hoặc có thể cho thức ăn hạt có độ an toàn cao hơn.
Tắm
Chó con mới về nhà tuyệt đối không nên tắm dù có hôi như thế nào. Chúng vừa trải qua quãng đường di chuyển mệt mỏi kết hợp với môi trường lạ sẽ khiến cơ thể mệt mỏi. Vì thế việc tắm là điều không thực sự cần thiết. Thay vào đó hãy để vài ngày sau tắm cho cún cũng được nhé. Bẩn không chết nhưng tắm thì khả năng nguy cơ chết là cao đấy.
Xem chi tiết cách tắm cho chó con tại đây !
Theo dõi phân
Chú ý tới tần suất đi ngoài và màu của phân để đánh giá được tình trạng bệnh của chó. Nếu chúng là dạng dẻo hoặc hơi rắn sẽ là bình thường. Còn nếu dạng lỏng thì cần phải xem lại chế độ ăn cũng như biểu hiện của chó. Việc đầu tiên cần làm chính là thay đổi chế độ ăn đơn giản hơn đi kèm với uống men tiêu hóa. Sau đó tùy theo tình hình mà liên hệ với bác sỹ thú y sau 2-3 ngày không đỡ.
Với những chia sẻ của Chocanh.vn hy vọng rằng anh em đã biết cách nuôi chó con mới về nhà nhanh quen nhà, khỏe mạnh. Chú ý chăm sóc cũng như huấn luyện chúng tốt nhất. Chế độ ăn uống là quan trọng nhất và nhiều người mắc phải nhất khi cho ăn quá ngon. Theo dõi, chăm sóc và cách chúng làm quen với những con chó khác như thế nào nhé. Cần thêm tư vấn hãy cứ mạnh dạn comment xuống bên dưới.
Ý kiến bạn đọc (0)